Để thao tác nhanh chóng và hiệu quả, bạn cần có chiếc máy cưa với một lưỡi cưa lọng chuyên dụng. Máy cưa lọng là một trong những dòng máy cưa cầm tay đã dần trở thành trợ thủ đắc lực hỗ trợ cho công việc gia công, chế tác vật liệu. Hãy cùng tìm hiểu về lưỡi cưa lọng phù hợp trong bài viết này.
Phân loại các lưỡi cưa của máy cưa lọng gỗ
Mục lục
Dựa trên cấu tạo máy cưa lọng, lưỡi cưa gồm 2 loại chính: Cưa lọng sắt và cưa lọng gỗ. Một lưu ý khi lựa chọn lưỡi cưa, đó là nên lựa chọn sản phẩm chính hãng để được chất lượng tốt nhất và thời hạn sử dụng lâu dài. Bởi đây là một bộ phận rất quan trọng trong hướng dẫn làm máy cưa lọng. Ngoài ra, đây là một trong các mẹo về cách sử dụng máy cưa lọng cầm tay hiệu quả.
Lưỡi cưa lọng gỗ là gì?
Ưu điểm của lưỡi cưa lọng gỗ là chúng có thể tương thích với bất kỳ dòng máy cưa lọng nào.
Lưỡi cưa lọng gỗ được cấu tạo từ thép không gỉ, với độ cong dẻo bền bỉ, khả năng chịu tải cực tốt với lưỡi cắt sắc bén. Khi sử dụng sản phẩm chính hãng, bạn có thể sử dụng lại nhiều lần mà không giảm đi hiệu quả, vượt trội hơn các loại lưỡi cưa lọng gỗ giá rẻ khác.
Đặc điểm của lưỡi cưa lọng gỗ
Lưỡi cưa lọng gỗ có thể thao tác trên các loại gỗ mềm với khả năng cắt sâu khoảng 5 – 50mm. Một số loại lưỡi cưa được sản xuất để cưa những đường tròn trên gỗ, giá thành của loại này sẽ cao hơn loại cưa đường thẳng.
Lưỡi cưa lọng gỗ đường thẳng thường có độ dài khoảng 100mm, với phạm vi làm việc là 74mm. Giá thành cũng không quá đắt với 5 chiếc/bộ để bạn có thể thay thế trong quá trình sử dụng.
Lưỡi cưa lọng sắt là gì?
Đây là loại lưỡi cưa chuyên dụng để cưa sắt, được cấu tạo từ thép gió có độ cứng cao. Điểm khác biệt giữa cưa sắt và cưa gỗ là hình dạng răng cưa và chiều dài lưỡi. Sự khác biệt này nhằm tạo sự tương thích với các vật liệu cắt.
Đặc điểm của lưỡi cưa lọng sắt
Lưỡi cưa lọng sắt giúp bạn thi công trên bề mặt sắt có độ sâu khoảng 1.5 – 6mm. Bên cạnh đó, nhà sản xuất còn chế tạo các lưỡi cắt phù hợp cho các ống nhôm, sợi thủy tinh < 65mm và các ống sắt có đường kính < 30mm. Lưỡi cưa lọng sắt có chiều dài khoảng 75mm, và giới hạn làm việc vào khoảng 50mm.
Các loại máy cưa lọng phổ biến nhất
Dưới đây là một số loại máy cưa lọng tốt nhất mà bạn có thể tham khảo.
Máy cưa lọng Bosch cầm tay GST 80 PBE
Máy sở hữu công suất đầu vào 580W, độ cắt sâu đối với các loại vật liệu lần lượt: Gỗ 85mm, nhôm 20mm, thép nguyên chất 10mm. Máy cưa có khối lượng 2.4kg.
Máy có khả năng cưa cắt vật liệu theo đường cong hoặc đường thẳng, cắt tạo hình theo khuôn mẫu có sẵn. Máy cưa lọng cầm tay Bosch GST 80 PBE có khả năng cưa gỗ và cưa sắt, mỗi máy được trang bị 3 lưỡi cưa, tương thích với từng vật liệu cắt và tăng cường hiệu quả cho công việc
Máy cưa lọng cầm tay Bosch GST 700
Công suất hoạt động mạnh mẽ 500W, với khả năng cắt vật liệu với các độ sâu khác nhau: Độ dày gỗ 7cm, nhôm có độ dày 1cm và kim loại với độ dày là 4mm. Độ dài mũi cưa khoảng 20mm, trọng lượng máy khoảng 2.1 kg. Đối với thép nguyên chất sẽ cắt sâu khoảng 6mm, gỗ là 70mm và nhôm là 10mm.
Máy cưa lọng cầm tay Bosch GST 8000E
Máy hoạt động mạnh mẽ với công suất đầu vào 710W, kết hợp cơ chế điều khiển rung lắc lưỡi cưa dễ dàng, thực hiện thao tác cưa nhanh chóng. Lưỡi cưa giúp bạn thi công dễ dàng trên các bề mặt vật liệu với độ dày: gỗ khoảng 80mm, nhôm 20mm và thép là 10mm.
Thông số làm việc của máy: độ dài mũi cưa 20mm, trọng lượng máy khoảng 2.5 kg
3. Các tiêu chí cần quan tâm khi mua lưỡi cưa lọng
Việc lựa chọn lưỡi cưa phù hợp với máy cưa lọng là vô cùng cần thiết bởi nó quyết định đến năng suất làm việc của máy. Vì vậy, khi mua lưỡi cưa cần chú ý những tiêu chí sau:
Số răng cưa
Số răng lưỡi cưa quyết định hai yếu tố: tốc độ cũng như sự trơn láng của mạch cắt.
Lưỡi cưa lọng khi dùng để xẻ hay cưa gỗ luôn có thông số 3TPI (số răng trên chiều dài 1 inch lưỡi 2.54cm). Số răng cưa sẽ quyết định hai yếu tố: tốc độ cưa và sự trơn láng của mạch cắt. Với lưỡi răng cưa to với số răng ít tốc độ cắt nhanh hơn. Răng nhỏ với số răng nhiều hơn cho mạch cắt mịn màng nhưng lại có xu thế làm nghẽn mạch cắt.
Lưỡi cưa rộng/hẹp
Để phù hợp với nhu cầu sử dụng của nhiều người, lưỡi cưa lọng có được thiết kế thanh hai loại gồm bản rộng và bản hẹp, nhưng phổ biến hơn cả vẫn là lưỡi cưa bản rộng. Tuy là lưỡi cưa bản rộng có lợi thế khi thực hiện cắt xẻ gỗ nhưng lại không phù hợp để cắt các đường cong có bán kính nhỏ.
Ngược lại lưỡi cưa hẹp lại phát huy được ưu điểm của nó khi cần sử dụng để cắt các vật liệu có đường cắt cong có bán kính nhỏ hay những đường vòng cung uốn lượn. Vì vậy, tùy vào đối tượng bạn cần cắt là gì mà có thể sử dụng lưỡi cưa cho phù hợp để đạt hiệu quả làm việc tốt nhất.
Hình dạng răng cưa
Tìm hiểu về hình dạng của răng cưa đem lại cho bạn nhiều lợi ích về hiệu năng làm việc, tuổi thọ lưỡi cưa và không ảnh hưởng đến máy cưa. Hiện nay, trên thị trường có 03 dạng răng cưa sau:
- Lưỡi thông dụng: với góc cắt bằng 0 và khoảng trống giữa hai răng nhỏ giúp mạch cắt mịn màng hơn. Tuy nhiên, điều này lại cản mùn cưa trên mạch cắt vì thế nó không thực sự phù hợp cho công việc xẻ gỗ.
- Lưỡi ngắt quãng: cũng có góc cắt bằng 0 nhưng lại có sự nhảy cóc ở răng kế tiếp nên khả năng thoát mạch tốt hơn lưỡi thông dụng. Hiện các dạng lưỡi cưa được thiết kế nhiều theo dạng này, hạn chế việc cản mùn cưa khi cắt gỗ và cũng tạo đường cắt được trơn tru hơn.
- Lưỡi dạng liềm: phần răng lưỡi cưa thiết kế móc xuống giống như cây liềm có góc cắt lớn hơn 0 và khoảng trống giữa 2 răng lớn giúp lưỡi cắt được linh hoạt hơn. Khoảng trống giữa 2 răng dài và sâu nên dễ dàng thoát mạch cưa nhưng lại khiến cho mạch cắt gồ ghề và thô ráp hơn, không được thẩm mỹ.
Từ những thông tin về lưỡi cưa lọng ở trên, hy vọng bạn sẽ chọn được lưỡi cưa lọng cũng như máy cưa phù hợp với mục đích công việc. Để không bỏ lỡ cơ hội sở hữu chiếc máy cưa lọng chất lượng tốt, đi kèm cùng bộ lưỡi cưa chính hãng, thì hãy liên hệ ngay số điện thoại 0909454195 để Dụng Cụ Vàng tư vấn miễn phí và nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn khác!
Xem thêm: Hướng dẫn làm máy cưa lọng đơn giản ngay tại nhà.