Cấu Tạo Máy Cưa Lọng Và Yếu Tố Kỹ Thuật Cần Biết

Khi nhắc đến các thiết bị dùng trong sản xuất, chúng ta không thể quên máy cưa lọng bởi nó có tính linh hoạt cao trong việc chế biến gỗ thành các sản phẩm khác nhau. Tuy nhiên, một số người còn chưa biết cấu tạo máy cưa lọng như thế nào, cách nó vận hành ra sao, các công dụng của nó là gì và cần chú ý điểm nào khi sử dụng thiết bị này. Hãy cùng Dụng Cụ Vàng giải đáp hết tất cả các thắc mắc trên để có thể sử dùng hiệu quả, an toàn nhất. 

1. Cấu tạo của máy cưa lọng

Mục lục [ẩn]

1.1 Cấu tạo chung

Cấu tạo của máy cưa lọng khá đơn giản so với các loại máy khác, chỉ bao gồm thân máy và động cơ. Đối với thân máy được làm hai loại: tay thân tròn (hay còn gọi là tay đầu bò) và tay hình chữ D.

  • Tay thân tròn: dễ cầm nắm, gọn nhẹ vì vậy khi sử dụng tạo cảm giác thoải mái, thanh thoát, từ đó các đường cắt đi nhanh và dễ dàng hơn, các sản phẩm tạo ra có tính thẩm mỹ cao. 
  • Ngoài ra, tay đầu bò có điểm tiếp xúc gần phôi cưa hơn so với tay nắm chữ D nhằm tạo ra sự thuận tiện, linh hoạt khi thi công.
  • Khi cầm tay đầu tròn trọng tâm của máy tập trung tại một điểm cưa duy nhất nên người thợ luôn trong tư thế đứng vững chắc trong quá trình vận hành. 

Đối với động cơ, máy cưa lọng sở hữu động cơ cảm ứng điện từ rất hiện đại. Nguồn điện được truyền lực gián tiếp tới bộ phận trung gian từ đó tạo ra động lực mạnh để thiết bị hoạt động. 

Bên cạnh thân máy và động cơ, cấu tạo máy còn có một số bộ phận khác như:

  • Đá lưỡi: có khả năng cắt gỗ dày, cứng một cách chính xác trong thời gian ngắn. 
  • Đèn led: bổ sung thêm ánh sáng để người dùng dễ nhìn thấy mạch cắt giúp đường cắt đi đúng hướng. 
  • Quạt thổi: loại bỏ mùn cưa tạo ra trong khi cắt gỗ nhằm làm rõ đường cắt, không bị cản trở tầm nhìn và khu vực làm việc được sạch sẽ. 
  • Bộ chỉnh tốc: có công dụng tùy chỉnh tốc độ của máy cắt theo mục đích sử dụng. Tùy vào vật liệu và khối lượng công việc để lựa chọn tốc độ hoạt động phù hợp. 
Xem thêm: Tìm hiểu cấu tạo máy mài cầm tay và nguyên lý hoạt động của thiết bị.
Cấu tạo máy cưa lọng
Cấu tạo máy cưa lọng gọn nhẹ, dễ cầm.

1.2 Đặc điểm riêng

Máy cưa lọng có hai loại chính đó là máy cưa lọng bàn và máy cưa lọng cầm tay. Dụng Cụ Vàng sẽ chỉ rõ về đặc điểm và công dụng cụ thể như sau:

  • Đối với máy cưa lọng bàn (hay còn gọi là máy cưa lọng cố định):
    • Có sẵn bàn cưa nên bạn không cần phải cầm máy khi thao tác và di chuyển trong khu vực làm việc. Thay vào đó, chỉ cần di chuyển vật liệu cần cắt vào lưỡi cưa của máy nhằm tạo ra đường cắt chính xác nhất và không bị mỏi tay khi cắt vật liệu trong thời gian dài. 
    • Cấu tạo máy cưa lọng bàn bao gồm một bộ động cơ và hai bánh đà. Vì thế, máy có thiết kế khá gọn nhẹ. Hơn nữa, lưỡi cưa lưỡng kim được làm từ thép và các hợp kim khác nên có khả năng chống gỉ hiệu quả. Nhược điểm của dòng máy này là chưa đáp ứng được yêu cầu đối với các chi tiết hình thù đặc biệt, có kích thước rất lớn dẫn đến việc khó di chuyển và không linh hoạt. 
Xem thêm: Cấu tạo máy khoan bàn và nguyên lý hoạt động.
Cấu tạo máy cưa lọng bàn
Cấu tạo máy cưa lọng bàn đã có sẵn bàn cưa.
  • Đối với máy cưa lọng cầm tay: 
    • Nó không có bánh đà như máy cưa lọng bàn mà thay vào đó là lưỡi cưa giúp quá trình chuyển động lên xuống dễ dàng, nhịp nhàng hơn.
    • Cấu tạo của máy cưa lọng điện cầm tay đơn giản, gọn gàng chỉ gồm một bộ động cơ điện cùng bánh răng kết cấu theo kiểu chuyển động tròn. Bộ phận này có tác dụng truyền động năng sang dạng chuyển động lên xuống, lưỡi cưa được gắn vào và tiếp nhận để hoạt động theo chiều của động cơ. 
Xem thêm: Cấu tạo máy khoan cầm tay và nguyên lý hoạt động.
Thiết kế của máy cưa lọng cầm tay
Máy cưa lọng cầm tay có thiết kế đơn giản.

2. Máy cưa lọng hoạt động như thế nào?

Để máy cưa lọng hoạt động ổn định phải trải qua các bước như sau:

  • Đầu tiên, khi cho thiết bị hoạt động nó sẽ được truyền một nguồn điện tới bộ phận cảm ứng điện, từ đó làm cho động cơ chuyển động. 
  • Sau đó, động cơ sẽ làm quay trục truyền động trung gian. 
  • Tiếp theo, trục quay chuyển động sẽ truyền lực tới trục lưỡi cưa.
  • Cuối cùng, lưỡi cưa hoạt động theo trục đứng và người thợ tiến hành quá trình cưa. 
  • Lúc này, người dùng cầm chắc vào thân máy và di chuyển tịnh tiến theo hướng cắt mong muốn để tạo thành đường cắt chính xác. 

Như vậy, chỉ với các bước vận hành như trên, máy cưa lọng đã có thể vận hành ổn định. Tuy nhiên, bạn cần chú ý từng bước từ khi khởi động máy cho đến khi máy đã hoạt động để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và máy. Từ nguyên lý hoạt động trên, bạn có thể làm theo hướng dẫn làm máy cưa lọng tại nhà. 

3. Công dụng của máy cưa lọng

Từ cấu tạo của máy cưa lọng và cách vận hành như trên, thiết bị này đã trợ giúp rất nhiều cho người thợ trong quá trình thi công. Các công dụng cụ thể như sau:

  • Dùng để cắt gỗ: đây là công dụng phổ biến nhất đối với các thợ mộc để cắt những mặt gỗ thành các hình dạng khác nhau:
    • Máy cưa lọng dùng để cắt ván gỗ dày 1-½ inch và ¾ inch.
    • Có thể cắt các đường thẳng nhằm tạo hình cho tấm xẻ ván xiên hoặc các tấm gỗ. 
    • Có khả năng cắt đường cong trên vật liệu gỗ hiệu quả. 
    • Đặc biệt, những đường cắt góc hay đường cong chéo khó thực hiện sản phẩm vẫn có thể đáp ứng tốt. 
Mục đích sử dụng của máy cưa lọng
Máy cưa lọng thường dùng để cắt gỗ.
  • Dùng để cắt mặt bàn:
    • Khoan lỗ sâu ½ inch trước khi cắt giúp đường cắt đi chính xác. Sau đó, dùng băng dính đánh dấu để khi thực hiện nét cắt không làm xước bề mặt bàn. 
    • Máy cưa lọng thích hợp đối với các đường cong ở góc bàn, các đường cắt cuối cùng nằm song song với tường. 
  • Dùng để cắt sàn:
    • Trước hết, bạn cần kẹp chặt và phun qua một lớp nước để tạo cảm giác trơn trượt giúp đường cắt di chuyển dễ dàng, gạch lát trên sàn đúng tỷ lệ chính xác. 
    • Ngoài ra, bạn nên dùng sản phẩm có đầu chỉnh lưỡi cưa để điều khiển nó theo hướng mong muốn. 
  • Dùng để cắt kim loại:
    • Ngoài công dụng cắt gỗ, mặt bàn, gạch lát sàn, máy cưa lọng còn được sử dụng để cắt kim loại. Ví dụ như sắt, thép, nhôm,… 
    • Khi thực hiện cần phải kẹp chặt tấm gỗ để tránh trơn trượt, vật liệu rơi vào tay chân. Hơn nữa, để tiết kiệm thời gian cắt và mang lại hiệu suất cao bạn nên sử dụng lưỡi cưa từ 21-24 răng/in. 

Qua những công dụng trên, bạn thấy rằng máy cưa lọng là thiết bị đa chức năng đáp ứng được hầu hết các công việc mà người dùng cần. Vì vậy, nếu bạn muốn sở hữu sản phẩm để phục vụ những nhu cầu này có thể tham khảo tại Dụng Cụ Vàng.  

4. Hướng dẫn tháo máy cưa lọng

Sau quá trình thi công, bạn cần phải tháo máy ra để vệ sinh và bảo trì, vì vậy Dụng Cụ Vàng chỉ ra các bước tháo máy cưa lọng để bạn tham khảo:

  • Đầu tiên, ban tháo máy ra để tiến hành kiểm tra các bộ phận bên trong thiết bị. Lần lượt tháo từng bộ phận theo đúng quy trình để không ảnh hưởng đến độ bền của sản phẩm. Điều này cũng giúp bạn tránh được những sai sót trong khi tháo ra và ghi nhớ các bước để lắp vào cho đúng cách. 
  • Sau đó, tháo phần nắp trượt ở đầu máy.
  • Dùng chìa lục giác vặn lỏng ốc ở phần đế của máy cưa và tháo chân đế ra khỏi máy.
  • Dùng chìa lục giác vặn ốc giúp tháo lưỡi cưa.
  • Dùng tua vít hoặc máy bắt vít cầm tay để tháo rời tất cả các ốc. Bạn nhớ bỏ ốc ở nơi khô ráo, dễ nhìn thấy,tránh làm mất, thất lạc. 
  • Cuối cùng, tháo rời toàn bộ linh kiện ra khỏi máy bằng cách sử dụng lực nhẹ nhàng, dùng tay giữ động cơ để không cho chúng bám vào vỏ hay rơi ra ngoài. 

5. Cách kiểm tra cấu tạo bên trong máy cưa lọng

Trước khi sử dụng máy cưa lọng hay bất kỳ một thiết bị nào, bạn nên kiểm tra toàn bộ các bộ phận của nó nhằm đảm bảo an toàn trong lao động. Để kiểm tra cấu tạo máy cưa lọng bạn phải tuân thủ một số quy tắc sau:

  • Kiểm tra phần dây dẫn nguồn điện để chắc chắn chúng còn nguyên vẹn, không bị đứt hay tuột. Sau đó, bật thử công tắc on/off xem nó còn hoạt động được hay không. 
  • Đối với bộ phận điều chỉnh tốc độ bạn cần đảm bảo còn hoạt động tốt, tránh trường hợp các FIC đã bị chập, hỏng không thể thực hiện được. 
  • Tiếp theo, kiểm tra chổi than của thiết bị, nếu than bị hết hoặc đã gỉ thì tiến hành thay than mới để quá trình thi công diễn ra suôn sẻ và đem lại sự an toàn cho lần sử dụng tiếp theo. Nếu đang sử dụng máy cưa lọng cao cấp có chổi than được thiết kế riêng khi mua than mới bạn cần phải chú ý để tránh mua nhầm.
Xem thêm: Chổi than là gì? Có tác dụng gì đối với máy cưa lọng?
  • Kiểm tra cổ góp của sản phẩm, nếu có bám gỉ thì dùng một đầu dao hoặc kéo nhọn để cạo sạch. Ngoài ra, cần xem xét cả phần dây quấn quanh roto, nếu thấy chấm đen thì có khả năng motor đã bị cháy, bạn phải thay thế cái mới để máy vận hành bình thường. 
  • Dùng tay quấn nhẹ vào phần cánh quạt của máy cưa lọng, nếu thấy bị kẹt thì tiến hành tháo nó ra. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm trong việc này có thể đem ra thợ để không gây ảnh hưởng tới bộ phận khác. 
Kiểm tra cấu tạo máy cưa lọng trước khi dùng
Cần kiểm tra cấu tạo máy cưa lọng trước khi sử dụng.

6. Hướng dẫn sử dụng máy cưa lọng

Nhờ vào cấu tạo của máy cưa lọng khá đơn giản, gọn nhẹ nên việc sử dụng nó rất dễ dàng và phù hợp với nhiều đối tượng người dùng. Bước đầu tiên trong cách sử dụng máy cưa lọng cầm tay, bạn cần đặt phần đầu của đế kim loại lên trên vật liệu cần cắt để tiến hành quá trình cắt. Sau đó, dùng kìm kẹp máy thật chặt rồi nhấn nút khởi động và bắt đầu cắt bình thường. 

Một vài lưu ý nhỏ dưới đây để bạn sử dụng máy cưa lọng đúng cách:

  • Phải đặt đế vào phía của đường cắt mà bạn muốn cắt và đặt lưỡi cưa hơi xa so với đường cắt đó. 
  • Trong khi thực hiện các thao tác cắt cần phải tác động lực nhẹ nhàng, không đè chặt lưỡi cưa, động cơ để hạn chế tối đa lưỡi cưa bị dính và gây ra những tình huống nguy hiểm.
  • Lưỡi cưa của máy cưa lọng di chuyển rất nhanh nên bạn cần thao tác nhẹ nhàng, từ tốn, không nên đưa máy về phía trước quá nhiều vì sẽ nhiều gây ra tình trạng lưỡi cưa bị gãy. 

Hi vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu rõ về cấu tạo máy cưa lọng cũng như công dụng của nó trong sản xuất. Hơn nữa, nắm chắc cách sử dụng cũng là điều rất cần thiết để vận hành sản phẩm đúng cách, hiệu quả. Nếu bạn có nhu cầu tham khảo máy cưa lọng để phục vụ quá trình thi công, hãy liên hệ tới Dụng Cụ Vàng qua website  https://dungcuvang.com/ hoặc liên hệ trực tiếp theo số hotline  0909 454 195 – 0901 354 195 để nhân viên của chúng tôi tư vấn và hỗ trợ mua hàng nhanh nhất. 

Ngô Danh

Bình luận (0 bình luận)