Tìm Hiểu Các Loại Máy Mài Phổ Biến Nhất Từ A- Z

Máy mài là dụng cụ quan trọng với nhiều công nhân, thợ máy cơ khí. Tuy nhiên không phải ai cũng phân biệt được công dụng từng loại máy mài. Bài viết này, Dụng Cụ Vàng sẽ hướng dẫn các bạn tìm hiểu từ A-Z các loại máy mài hiện có trên thị trường. Mời các bạn cùng theo dõi!

1. Cấu tạo của máy mài gồm các bộ phận nào?

Mục lục

Máy mài cầm tay giá rẻ là công cụ được dùng để gia công, chế tác các vật liệu gỗ, đá, kim loại. Nhiệm vụ của nó là mài nhẵn các bề mặt, mối hàn để có được một sản phẩm ưng ý. Đa phần cấu tạo máy mài cầm tay trên thị trường hiện nay đều được thiết kế bởi những thành phần sau:

Nút nguồn 

Đây là bộ phận không thể thiếu của bất kỳ chiếc máy mài nào. Nó dùng để khởi động máy trước khi sử dụng. Các nhà sản xuất thường thiết kế 2 dạng nút nguồn dạng đẩy trượt và nút bấm.

Chổi than

Có kích thước nhỏ, thường nằm bên ngoài và giúp mô tơ làm việc hiệu quả, hoạt động tốt hơn. Trong quá trình sử dụng, bạn nên kiểm tra chổi than xem có bị mòn hay không. Nếu bị mòn thì máy mài cũng sẽ ngừng hoạt động và bạn chắc chắn phải thay mới chổi than. Khi đó, hãy tháo hai con ốc ở phần thân máy. Sau đó nhấc chổi than cũ ra thay bằng chiếc mới rồi vặn lại như cũ là được.

Chổi than của máy mài hiện nay
Chổi than của máy mài

Vành bảo vệ

Bộ phận này đảm bảo người sử dụng không bị mảnh vỡ hay bụi bắn vào khi dùng máy mài. Vành bảo vệ có thể xoay chuyển dễ dàng tùy ý theo mong muốn của người sử dụng. Vì vậy bạn có thể sử dụng an toàn và tiện hơn.

Các bộ phận khác

Ngoài các thành phần trên, các loại máy mài còn có thêm:

  • Cờ lê hàm để cố định hướng mài
  • Nút khóa trục giữ những phụ kiện như đá mài, lưỡi cắt, đá cắt khi đã được gắn vào máy.

2. Công dụng nổi bật của các loại máy mài

Không chỉ sử dụng ở nhà máy, các loại máy mài còn được ứng dụng hàng ngày để:

Đánh bóng, làm sáng bề mặt kim loại

Nếu kết hợp bàn chải sắt vào máy mài góc thì đây chính là loại dụng cụ tuyệt vời. Nó làm sạch, mài nhẵn những lớp gỉ sét, bong tróc trên bề mặt kim loại cực kỳ hiệu quả. Không chỉ làm sáng, bàn chải sắt còn giúp chà bóng những kẽ nứt hay góc nhọn trên sản phẩm.

Cắt cốt thép

Với những vật liệu cứng như cốt thép, bu lông gỉ, sắt góc, hàng rào kẽm gai… chỉ cần lắp thêm đá cắt vào máy mài là có thể cắt theo kích thước mong muốn.

Lát đá cắt dành cho máy mài
Lát đá cắt cho máy mài

Cắt gạch, đá và bê tông

Trang bị lưỡi cắt kim cương vào máy mài giúp dễ dàng khoét rãnh cho gốm sứ, đá, gạch.

Làm sắc những dụng cụ kim loại

Các dụng cụ thông thường hằng ngày như cuốc, xẻng, dao…không còn sắc trong quá trình sử dụng. Bạn có thể lắp thêm đá mài vào máy mài để làm sắc lại những phần lưỡi hay cạnh của chúng.

Gỡ vữa ron cũ

Thực tế chỉ cần một chiếc máy mài cầm tay có thiết kế thêm lưỡi cắt kim cương thì có thể trở thành dụng cụ chuyên gỡ ron. Không những hỗ trợ cho việc gỡ ron cũ nhanh chóng, thuận tiện hơn mà máy còn hạn chế, tránh nguy cơ làm hỏng những viên gạch khác.

3. Các loại máy mài hiện có trên thị trường

Dựa trên chức năng và thiết kế, các loại máy mài được chia làm nhiều nhóm khác nhau. Tuy nhiên, có 3 loại máy mài phổ biến hay được sử dụng và ưa chuộng hơn cả, đó là:

3.1 Máy mài góc

Thiết kế máy mài tiện lợi khi mang theo
Thiết kế máy mài tiện lợi khi mang theo

Máy mài góc có thiết kế nhỏ gọn nên rất dễ sử dụng. Người dùng có thể thực hiện các thao tác mài, cắt mà tay không gây khó chịu và khó khăn. Cho dù bạn phải làm việc trong thời gian dài 8 tiếng cũng không gây mỏi hay đau nhức tay.

Dựa trên kích thước, máy mài góc có 2 dòng chính là:

  • Loại máy mài góc nhỏ thường dùng đĩa mài có đường kính khoảng 100 đến 110 mm, công suất tốt. Điều này giúp dễ dàng thực hiện các thao tác cắt, mài cho người mới sử dụng.
  • Dòng máy mài góc lớn thì có đường kính dài hơn, trung bình khoảng 160 đến 180mm. Công suất của máy lớn nên hoạt động nhanh, mạnh, bền bỉ, ổn định trong một thời gian dài.

Đối với dòng máy mài góc thì chức năng chính là làm mòn trên các chất liệu khác nhau. Tuy đánh bóng và cắt vật liệu như máy chuyên nghiệp nhưng máy vẫn tồn tại những hạn chế.

Xem thêm: Máy mài góc nào tốt nhất trên thị trường hiện nay.

Các loại máy mài góc được mọi người tin dùng như Bosch GWS 900 – 100, 6 – 100S, 7 – 100ET… đang được bày bán ở Dụng Cụ Vàng. Quý khách có thể tham khảo và lựa chọn dòng máy phù hợp.

3.2 Máy mài khuôn

Thiết kế của máy mài khuôn
Thiết kế máy mài khuôn

Có thiết kế nhỏ gọn hơn, dòng máy mài khuôn thường sử dụng ống kẹp 6 đến 8mm. Việc này giúp thay đổi các kiểu đầu phù hợp với từng góc cạnh, chi tiết cần chế tạo. Vì vậy, người dùng không sợ mỏi tay khi làm việc liên tục trong thời gian dài.

Phần mũi của loại máy mài khuôn quá bé so với vùng cần tiếp cận nên khó có thể làm mịn bề mặt phẳng. Vậy nên khi làm việc, người dùng sẽ mất thời gian hơn, hiệu quả công việc cũng không được như ý muốn.

Tuy nhiên, thay vào đó, máy mài khuôn có thể sử dụng bằng một tay khi di chuyển và tiếp cận được những vị trí đặc biệt hay nhỏ nhiều góc cách mà các loại máy mài khác không làm được.

3.3 Máy mài hai đá

Thiết kế của máy mài hai đá hiện nay
Thiết kế của máy mài hai đá

Như tên gọi, dòng máy mài hai đá được thiết kế thêm với 2 đá mài. Một loại là đá mài mịn, cái còn lại là đá mài thô. Cả hai đá mài đều được hoạt động bằng mô tơ điện và có nhiệm vụ mài những dụng cụ, vật liệu làm bằng kim loại như sắt, thép…

Máy mài hai đá là loại máy để bàn, hoạt động với công suất cao và tốc độ không tải lớn. Vì vậy hỗ trợ tăng năng suất cũng như hiệu quả cho thợ khi thực hiện công việc cực kỳ tốt. Đặc biệt là với những loại vật liệu khó xử lý như đá, sắt, thép..

Mặc dù vậy, loại máy mài cũng gây một chút bất tiện cho người sử dụng trong quá trình làm việc là dễ bám bụi trên cơ thể. Do đó, để đảm bảo an toàn, người thợ nên trang bị đầy đủ kiến thức trước khi làm việc và tuân thủ theo đúng hướng dẫn sử dụng.

Xem thêm: Máy mài góc nào tốt nhất trên thị trường hiện nay.

4. Những lưu ý cần nắm khi mua máy mài

Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc mua các loại máy mài phù hợp với công việc cũng như mục đích sử dụng, bạn nên tham khảo một số lưu ý mà Dụng Cụ Vàng đưa ra dưới đây để đảm bảo chọn được chất lượng và hiệu quả:

4.1 Nhu cầu sử dụng máy

Trước khi lựa chọn mua một loại máy mài cụ thể nào, bạn nên xác định rõ mục đích cũng như nhu cầu sử dụng để đảm bảo có được chiếc máy thích hợp, tiện dụng và phù hợp với ngân sách cho phép. Hãy thử đặt và trả lời một số câu hỏi như: sử dụng máy cho công việc gì, tần suất bao nhiêu lần, ngân sách khoảng tầm nào…

4.2 Thông số của máy

Sau khi đã nắm rõ nhu cầu sử dụng máy, bạn nên tìm hiểu thêm các thông tin liên quan về thông số của máy. Nhờ vậy mới chắc chắn chọn được loại máy hợp lý để sử dụng cho mục đích, công việc của mình.

Lưu ý thông số kỹ thuật của máy khi mua
Lưu ý thông số kỹ thuật của máy

4.3 Kích thước đĩa máy

Tìm hiểu và xác định kích thước cũng như chất liệu đĩa máy là công việc rất quan trọng khi chọn mua loại máy mài phù hợp. Thông qua đó, bạn sẽ biết được loại đĩa nào với kích thước ra sao cần thiết cho công việc sử dụng của mình.

Thông thường, kích thước lý tưởng cho đĩa mài là 115mm. Tuy nhiên, với các công việc đặc thù và chuyên biệt hơn thì có thể bạn phải lựa chiếc đĩa to hoặc nhỏ tùy theo nhu cầu sử dụng.

4.4 Tốc độ máy

Hiệu quả công việc làm được phụ thuộc vào tốc độ hoạt động của máy. Trong quá trình thực hiện công việc bạn cần phải đảm bảo duy trì tốc độ nhất định của máy. Có như thế mới giúp máy mài hoạt động tốt, không sợ quá yếu hay quá mạnh.

Với các loại máy cầm tay cho gia đình thì nên chọn tốc độ trên 10.000 rpm. Còn khi làm việc chuyên biệt hơn thì ưu tiên chọn các loại máy lớn hơn có tốc độ khoảng 6000 đến 6500 rpm để hoạt động hiệu quả hơn.

Lưu ý về tốc độ máy mài của máy
Lưu ý về tốc độ máy mài

4.5 Công suất máy

Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng làm việc cũng như độ bền của máy chính là công suất. Nếu như chỉ sử dụng cho nhu cầu trong gia đình thì nên lựa chọn chiếc máy mài có công suất khoảng 800 đến 900W. Đối với các công việc chuyên môn thì nên sử dụng công suất máy cao hơn để đảm bảo tiến độ.

4.6 Nguồn điện cấp

Các loại máy mài sử dụng nguồn cấp điện phổ biến là 220V. Một số chiếc thì sử dụng nguồn 110V tuy nhiên sẽ phải dùng qua biến áp.

4.7 Thương hiệu sản xuất

Hiện nay trên thị trường có nhiều đơn vị sản xuất máy mài mang thương hiệu nổi tiếng như Bosch, Makita, Hitachi… Dĩ nhiên mỗi hãng thì các loại máy mài sẽ có tính năng, công suất và mức giá khác nhau. Do vậy, bạn phải căn cứ thực tế vào nhu cầu và khả năng để lựa chọn hãng máy phù hợp.

Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm hay còn băn khoăn, lưỡng lự chọn các loại máy mài phù hợp, tốt với giá phải chăng, Dụng Cụ Vàng sẽ điểm qua các thương hiệu tiêu biểu cho bạn cùng tham khảo.

Máy mài Bosch

Là dòng máy mang thương hiệu nổi tiếng của Đức chuyên sản xuất máy móc, thiết bị và dụng cụ nhà bếp…Tất cả các sản phẩm của hãng như Bosch GWS 900 – 100 P, Bosch GBG 35 -15, Bosch GWS 900 – 100… được khách hàng đánh giá cao về chất lượng cũng như mẫu mã đẹp, có độ bền cao và sử dụng hiệu quả.

Máy mài góc Bosch chính hãng
Máy mài góc Bosch chính hãng hcm

Ngoài các tính năng hiện đại, tiện ích, máy mài Bosch được thiết kế đĩa sắc, bén và có tốc độ quay cực lớn nên quá trình thao tác rất mượt mà và dễ dàng. Dĩ nhiên, sở hữu những ưu điểm đó nên giá thành của loại máy không hề thấp. Tùy vào đời máy, công suất trung bình mà giá có thể dao động từ 1.100.000 đến 3.500.000 đồng.

Máy mài Makita

Không kém phần nổi trội, máy mài Makita mang thương hiệu sản xuất tại Nhật cũng khiến người sử dụng vô cùng thoải mái và hài lòng từ giá cả đến chất lượng. Các loại máy mài Makita được chế tạo bằng hợp kim và vỏ nhựa. Bởi vậy rất chắc chắn khi sử dụng.

Phần tay cầm thuôn dài chống trượt và cách điện nên khá an toàn cho người dùng. Thiết kế đĩa mài sắc, bén điều khiển bằng công tắc, tay cầm phù và vành bảo vệ nên đảm bảo an toàn khi làm việc ở tốc độ cao.

Máy mài Makita chính hãng
Máy mài Makita chính hãng uy tín

Các loại máy mài Makita cũng rất đa dạng với nhiều phiên bản công suất từ 710 đến 2.400 W. Bởi vậy, dòng máy này có thể đáp ứng được các nhu cầu cắt mài từ phổ thông đến chuyên nghiệp.

Một số mẫu máy như Makita 9553HN, Makita GD0602 400W hay Makita 9553NB… là những loại người tiêu dùng chọn mua nhiều nhất. Mức giá bạn dao động từ vài trăm nghìn đến hơn 3 triệu đồng nên bạn có thể thoải mái chọn lựa chiếc máy phù hợp với túi tiền cũng như nhu cầu sử dụng.

Hai thương hiệu máy mài trên là những hãng được tin dùng nhiều nhất vì đảm bảo từ chất lượng cho tới giá thành hợp lý với nhu cầu của người Việt. Hiện nay, Dụng Cụ Vàng cũng có phân phối và bán các loại máy mài của Makita, Bosch cũng như nhiều thương hiệu nổi tiếng khác trên website, liên hệ hotline 0909454195 để được tư vấn chi tiết.

5. Địa chỉ mua các loại máy mài uy tín

Để tránh mua phải hàng kém chất lượng, bạn nên lựa chọn các đại lý, cửa hàng, website uy tín. Một trong những đơn vị các bạn có thể tin tưởng đó là Dụng Cụ Vàng. Địa chỉ chuyên cung cấp các loại máy mài công suất nhỏ tới lớn của nhiều thương hiệu nổi tiếng.

Dung Cu Vang Cung Cap Cac Loai May Mai Voi Gia Uu Dai
Dụng Cụ Vàng cung cấp các loại máy mài với giá ưu đãi nhất

Với chính sách đổi trả và thanh toán khi nhận hàng có kèm đầy đủ các giấy tờ liên quan, quý khách hoàn toàn yên tâm mua máy mài do Dụng Cụ Vàng cung cấp. Chúng tôi cam kết tất cả sản phẩm là chính hãng và đảm bảo chất lượng mới khi đến tay người tiêu dùng.

Trên đây, Dụng Cụ Vàng đã giúp bạn phân biệt các loại máy mài trên thị trường. Hi vọng, qua bài viết, bạn sẽ nắm được những lưu ý cần thiết khi lựa chọn chiếc máy phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng của mình. Nếu bạn có câu hỏi hay muốn đặt mua các loại máy mài của chúng tôi: Vui lòng liên hệ tới số Hotline 090 945 4185 để được hỗ trợ và tư vấn nhanh nhất.

Ngô Danh

Bình luận (0 bình luận)